Sau khi Đức Phật giác ngộ toàn triệt, Ngài đã thấu rõ vạn vật trên thế gian cũng như về kiếp con người sinh tử luân hồi không có ngày kết thúc.
Với tấm lòng bi mẫn, Ngài đã đưa ra nhiều pháp đểu cứu độ chúng sinh trong đó Tứ diệu đế là Bài pháp Chuyền luân đầu tiên mà Ngài giảng, với hạnh nguyện là giúp cho chúng sinh được giải thoát khổ đau trong lục đạo, đến nơi an vui tịnh độ và cùng thành bậc giác ngộ. 

scan0059 1

Tứ Diệu Đế hay Tứ Thánh Đế tức là bốn sự thât về nỗi khổ, về nguyên nhân khổ, về diệt khổ và về con đường diệt khổ.
Trong đó, Khổ (Dukkha) là một khái niệm quan trọng của Phật giáo, là cơ sở nền tảng của Tứ diệu đế. Khổ chính là một trong ba tính chất của sự vật và được đúc kết trong câu nhận định “Đời là bể khổ” của Đức Phật.

CuocDoiDucPhat 025 1

Đức Phật cho rằng đời người ai cũng phải chịu “Bát Khổ” tức Tám nỗi khổ khác nhau:

Thứ nhất, Sinh Khổ: Là sự khổ đau của người sinh và người được sinh.

Người ta khổ từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Con phải nằm trong bụng mẹ chật hẹp, cũng là khổ. Mẹ đói cơm, khát nước, thì con ở trong thai bào lỏng bỏng như bong bóng phập phều. Mẹ ăn no thì con bị ép như cục bột bị đè dưới thớt cối, khó bề cựa quậy…

Mẹ phải mang nặng đẻ đau biết bao khó nhọc, nguy hiểm rình rập, đó là khổ. Sinh con ra rồi thì cha mẹ phải chăm lo, nuôi nấng, cũng phải khổ. Con người sống trên đời phải mưu kế sinh nhai, cũng là khổ.

Thứ hai, Lão Khố: Là sự khổ đau lúc tuổi già

Con người khi già yếu, các căn đều suy yếu, mắt mờ, tai lãng, lưng mỏi, chân run, ăn không có cảm giác ngon, ngủ không an giấc, trí nhớ chẳng còn minh mẫn, làn da khô nhăn, răng thường đau nhức, rụng rớt dần.

Dù cho thanh niên cường tráng, hay thiếu nữ khỏe mạnh, theo thời gian đều sẽ đối đầu với sự già yếu này.

hinh anh phat thich ca mau ni AB121

Thứ ba, Bệnh Khổ: Là sự khổ đau khi mang tật bệnh.

Con người phải chịu đau đớn, khổ sở cả về thể xác và tinh thần khi mắc bệnh. Đó là khổ.

Thứ tư, Tử Khổ: Là sự khổ đau trong lúc chết.

Có khi chết vì bệnh tật hành hạ, có khi chết vì tai nạn ập xuống. Khi sắp chết thì thân thể đau đớn, tinh thần thì tràn ngập bao nỗi sợ hãi vì oan gia trái chủ đòi nợ, luyến tiếc đời sống thế nhân với của cải, gia đình… Muôn vàn nỗi thống khổ ùa về.

Chết đi rồi thì thân xác phân hủy, hôi tanh, gia quyến đau lòng. Đó chính là khổ.

duc phat thanh dao duoi coi bo de

Thứ năm, Ái Ly Biệt Khổ: Là nỗi khổ đau khi phải xa người mình thương yêu.

Con người phải chịu khổ khi yêu mà lại phải chia lìa điều mình yêu, người mình yêu, hàng ngày đem lòng mong nhớ, nghĩ về.  Đó chính là nỗi khổ.

Trong đó, có hai loại ái biệt ly khổ: Sinh ly (chia lìa nhau khi còn sống) và tử biệt (chia lìa nhau khi chết).

Thứ sáu, Oán Tăng Hội Khổ: Là sự khổ đau về oan gia hội ngộ.

Con người chịu khổ khi phải tiếp xúc với những điều, những người mà mình không thích hoặc oán ghét.

Thứ bảy, Cầu Bất Đắc Khổ: Là sự bất toại nguyện khi mong muốn mà không được.

Con người khổ khi không được toại (Bất đắc) nguyện vọng, tham muốn, khao khát của bản thân (Sở cầu).

Chẳng hạn, lúc đói thì muốn có cái ăn cái mặc; lúc no lại muốn giàu sang phú quý.

cuoc doi duc phat

Thứ tám, Ngũ Uẩn Khổ: Là sự khổ đau về năm ấm hưng thạnh.

Con người khổ vì có sự hội tụ và xung đột của ngũ uẩn – Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức – trong cơ thể.

Thân thì sanh, già, bệnh, chết, đói, khát, nóng, lạnh, vất vả nhọc nhằn. Tâm thì buồn, giận, lo, thương, trăm điều phiền lụy. Chẳng hạn, Mơ ước (Tưởng) quá thì cũng khổ, Biết (Thức) nhiều thì cũng khổ.

Qua bài viết này, Hiên nhà hy vọng quý bạn đọc sẽ hiểu rõ được cội nguồn gốc rễ của nỗi khổ, từ đó diệt trừ được toàn bộ gốc của Tham độc, Sân, Si. Trở nên ung dung, tự tại mà chứa đựng Trí Tuệ vô hạn lượng, tâm bất biến giữa cuộc đời vạn biến. Chúc quý bạn đọc ngày càng phát triển Trí Tuệ, Bình An, May mắn và cùng làm bà con Phật pháp. 

Nguồn: Fanpage Quan Âm Bồ Tát

>> Xem thêm: 10 cuốn sách Phật giáo hay đọc để tìm thấy bình an, hạnh phúc