Có một số người, động cơ từ thiện là để khoe khoang, một số người từ thiện theo phong trào, một số người từ thiện để thấy mình vẫn là người tốt. Tất cả động cơ đấy đều không trong sáng và không mang lại sự an lạc.
Bạn Thảo: Thưa thầy, hiện nay có rất nhiều người làm từ thiện. Em cũng muốn làm một điều gì đó tốt. Em muốn cho đi những gì em không sử dụng, hoặc những gì em có để giúp đỡ những người khó khăn hơn.
Khi làm điều đó em cũng chọn lọc vì có thể những cái mình cho là không phù hợp. Ví dụ, người thành phố mặc đồ hiệu, mặc váy, nhưng mang những đồ đó cho vùng nông thôn thì chắc chắn là họ không thể mặc.
Họ mặc đi đâu? Họ mặc đi ra làm ruộng à? Nên em cũng muốn biết mục đích chính của từ thiện và hiểu sâu hơn về vấn đề này. Mong Thầy giúp em ạ!
Thầy Trong Suốt: Loại bám chấp quan trọng mình không nên bám vào khi từ thiện là gì? Cái Tôi. Mình đừng làm việc đấy vì tôi.
Phóng sinh đừng vì mình, mà từ thiện cũng đừng vì mình. Mình không bám chấp vào kết quả của từ thiện. Mình không bám chấp vào cả “Cái tôi” nữa.
HÃY KIỂM TRA ĐỘNG CƠ CỦA MÌNH
Khi từ thiện, đầu tiên, động cơ phải trong sáng. Có một số người động cơ từ thiện là để khoe khoang, một số người từ thiện theo phong trào, một số người từ thiện để thấy mình vẫn là người tốt.
Tất cả động cơ đấy đều không trong sáng. Có những người làm đơn giản chỉ để thấy mình đặc biệt, mình tốt thôi: “À hoá ra mình vẫn tốt hơn bọn nó, những đứa bạn không đi từ thiện”… Đấy, thì tất cả đều phải sửa.
Thứ hai là không bám chấp vào kết quả. Mình từ thiện xong kết quả đến đâu thì đến. Lúc mình chưa từ thiện thì phải nghĩ rất kĩ, làm rất cẩn thận.
Còn thực hiện xong, quà đã phát ra rồi thì về tay ai, người ta xử lý thế nào là việc của người ta. Làm sao mình kiểm soát được là họ mặc cái áo đi đâu? Nhỡ người đó có nhu cầu lên thành phố, thì họ cần quần áo thành phố chứ?
Hôm sau họ lên thành phố chơi thì cần áo đẹp, đúng không? Nên cái việc mình quá kiểm soát kết quả là một sai lầm. Chẳng nhẽ người nông dân không có nhu cầu mặc đẹp à? Nghe kì quái không?
Người nông dân cũng có nhu cầu mặc đồ đẹp chứ, sao lại không có? Họ cũng có công việc phải đi ra thành phố chứ? Nên trong câu hỏi của bạn Thảo cũng có một loại bám chấp – quá bám chấp vào kết quả.
Nên mình khuyên các bạn là gì:
Khi làm từ thiện, một là, động cơ đừng vì mình, mà vì người.
Hai là, khi mình cho quà ai, tặng ai thì mình hãy nghĩ cái hợp nhất với họ.
Nhưng thứ ba quan trọng hơn là đừng kiểm soát quả, cho xong là xong. Cho xong, chấm dứt.
Đừng kiểm soát, đừng bắt nó phải xảy ra theo ý mình. Họ có thể gửi cái áo cho người họ hàng của họ ở chỗ khác, người cần cái áo đấy. Đấy! Đừng kiểm soát quả.
Hãy từ thiện như thế! Hãy từ thiện không vì tôi, mà vì người!
Nhưng đồng thời vì người xong rồi, cố hết sức rồi, cẩn thận hết sức rồi, thì đừng kiểm soát. Còn nếu kiểm soát nhiều như vậy thì không ai dám làm gì luôn! Đúng thế không ạ?
Cứu người còn chẳng muốn cứu luôn, vì người kiểu gì chẳng chết? Từ thiện chẳng muốn từ thiện luôn. Bây giờ mình đem tiền đi từ thiện, nhỡ người ta dùng tiền đấy để đi hút chích ma tuý thì sao?
Mình không biết đúng không? Đồng ý không? Nên mình chẳng biết là nên làm gì, vì cái gì mà chẳng có thể sinh ra điều xấu?
Ở đây có bạn nào từng từ thiện rồi? Có chứ đúng không? Thế nếu tiền từ thiện của bạn vào tay một kẻ ăn trộm thì sao?
Người ta là một người rất nghèo, nhưng họ hành nghề ăn trộm. Ăn no xong đi ăn trộm thì sao? Thậm chí có người ăn no xong đi giết người. Bạn không đời nào kiểm soát được.
Nên đừng có bám chấp vào việc từ thiện. Hãy từ thiện chỉ để từ thiện. Khi mình đi cho, mình cẩn thận hết cỡ với thứ mình cho và người được cho. Khi cho xong rồi thì sao? Phần còn lại để cho ai lo? Nhân quả lo thôi!
Mình tính từng cái áo một về tay ai, rồi người đấy có ăn trộm không…, làm sao tính được? Hôm nay họ là người tốt, ngày mai là người xấu – là điều bình thường mà! Từ thiện như thế thì hẵng từ thiện.
Từ thiện mà không bám chấp vào tôi, làm cho tôi được có phước. Và từ thiện không bám chấp vào người là người ta buộc phải có kết quả.
Xịn hơn nữa còn có một loại từ thiện là không bám chấp cả vào hành động. Mọi người nghe hay là thôi vì cái đó cao cấp quá? (Thầy cười)
BA MỨC ĐỘ TỪ THIỆN
Từ thiện có ba thứ: Người đi cho, người nhận và cái của cải hay hành động từ thiện. Nhà Phật dạy là bố thí đấy, dùng “bố thí” là từ chuẩn nhất. Bố thí có ba thứ: Người cho, người nhận và cái được bố thí.
Giỏi nhất là bố thí “Tam luân thể không”. Nghe bao giờ chưa ạ? Cả người cho, người nhận và cái được cho hay là hành động cho đều là Không, đều không thực sự có thật.
Mình làm như không luôn, làm như không làm. Nó chỉ hiện ra mà không có thật. Nó giống như là trong một bộ phim hay trong một giấc mơ ấy.
Nếu làm được như vậy là tối ưu nhất. Vì khi mình đi từ thiện như vậy, mình chẳng bám chấp vào cái gì hết.
Chẳng bám chấp vào tôi, vào người, vào bố thí. Như vậy, càng từ thiện thì càng tăng trưởng trí tuệ và càng lợi lạc. Đấy, đấy là cách từ thiện tốt nhất! Nếu ở đây ai tu hành tốt thì nên kiểu đấy.
Tốt nhì là không thấy có tôi, chính xác hơn là không vì tôi. Hiểu rằng, hành động này chỉ là nhân quả mà thôi. Từ thiện cũng chẳng chứng tỏ mình đặc biệt hay mình giỏi, mình tốt.
Từ thiện không phải do tôi giỏi, tôi tốt, tôi giàu, tôi hay. Từ thiện chỉ là hoạt động tự nhiên của nhân quả. Do nhân quả thì từ thiện xảy ra. Chẳng phải là ai hay, ai giỏi. Nếu thế đã là khá rồi.
Bạn nào làm như vậy thì bạn đó đã rất giỏi rồi. Chẳng phải do tôi hay, tôi giỏi, tôi tốt, mà đơn giản đây là hoạt động tự nhiên của nhân quả. Giống như là ở đâu có lửa cháy thì lấy nước để dập ấy.
Cứ tự nhiên thế thôi, tự nhiên xảy ra, nhân quả làm việc ấy. Chẳng có ai đặc biệt làm nên hoạt động từ thiện này cả. Đấy, chỉ riêng cái hành động được như vậy đã là giỏi lắm rồi, tốt lắm rồi!
Đi làm từ thiện mà lại thấy rằng đây là hoạt động nhân quả. Nên không có ai đặc biệt ở đây hết. Không ai trở nên đặc biệt, hơn người, tốt bụng ở trong câu chuyện từ thiện. Nó chỉ là một câu chuyện nhân quả mà thôi thì nên từ thiện.
Tốt nhất là theo kiểu đầu tiên – “Tam luân thể không”, còn tốt nhì là theo kiểu thứ hai – kiểu hiểu về nhân quả: “Tôi chẳng đặc biệt hơn ai, tôi cũng chẳng hơn ai cái gì, người ta và tôi bình đẳng, nhân quả chỉ xảy ra mà thôi”. Tốt nhì là như vậy.
Tốt thứ ba, như thầy vừa nói, là không bám chấp vào kết quả. Làm mà gieo nhân rất cẩn thận, chọn người để làm từ thiện, trong cách từ thiện rất cẩn thận.
Chọn đồ vật rất cẩn thận nhưng không bám chấp vào kết quả. Làm xong là xong, quên luôn. Không có bám chấp nữa.
Đó chính là ba cách nên làm từ thiện.
NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH KHI LÀM TỪ THIỆN
Còn những cái nên tránh khi làm từ-thiện-vì-tôi là gì? Là làm từ thiện nhưng động cơ của nó là để chứng minh tôi tốt, tôi tử tế, tôi đặc biệt; hoặc làm để cái tôi an lòng.
Một số người làm từ thiện để an tâm là: “Mình cũng làm từ thiện rồi, có phước rồi” hoặc cho lòng tôi thanh thản – “Thôi chị già rồi, nên làm từ thiện cho thanh thản!”… Tất cả những thứ đấy là từ thiện vì cái tôi hết, đừng nên làm! Sửa động cơ rồi hẵng làm.
Khi thầy nói “Đừng nên làm!” – không có nghĩa là không làm từ thiện, mà sửa cái động cơ sai lầm đi, rồi làm. Như vậy mình sẽ làm mà mình không bị lạc.
Và khi đấy mình sẽ có sự an lạc. Cái từ thiện đấy đem lại cho mình an lạc rất tự nhiên.
Khi mình làm một việc gì đấy vì người khác thì an lạc tự tìm đến mình. Mình không cần phải cố đi tìm an lạc, không phải cố để nắm bắt an lạc, mà khi mình làm bất kỳ điều gì cho người khác, hoàn toàn là vị tha, vô ngã thì mình an lạc.
Từ thiện “lạc mà không lạc”. Từ thiện an lạc mà không bị lạc là như vừa xong. Phóng sinh cũng như vậy – phóng sinh “lạc mà không lạc”. Phóng sinh đúng cách, biết cách làm thì sẽ an lạc mà không bị lạc lối. Bạn Thảo hiểu không?
Thanh Thảo: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi, câu hỏi rất hay, phần thưởng cho bạn Thảo. (Mọi người vỗ tay)
—–
Trích trà đàm “Nhập thế lạc mà không lạc” – HCM 27/05/2017
(Nguồn: Trà Đàm Trong Suốt)
>> Xem thêm: Ai tạo ra luật Nhân quả?
Có thể bạn sẽ thích
Mặt dây chuyền
Vòng cổ ngọc đồng điếu
Vòng tay Handmade
Bộ vòng handmade mix and match: Chiếc vòng của riêng bạn
Khuyên tai
Bông tai hoa sen vàng đính đá Moissanite – Sống thanh cao và kiên cường
Khuyên tai
Bông tai hoa sen trắng – Thanh tịnh và sáng suốt
Khuyên tai
Khuyên tai vàng chữ Om đính đá Ruby
Nhẫn
Nhẫn lá bồ đề khắc chủng tự Om – Sự thức tỉnh của tâm và tình yêu thương chân thật
Đá thạch anh
BST Vòng charm bạc thạch anh tóc đỏ – May mắn, bình an và nhân duyên tốt lành
Nhẫn
Nhẫn vàng trắng đính đá khắc chủng tự Om