TRANH THƯ PHÁP TREO TƯỜNG – MANG BÌNH AN VÀ NĂNG LƯỢNG CHO NGÔI NHÀ CỦA BẠN
Tranh thư pháp hoa sen treo tường:
Cây sen có sự sống và được ủ mầm trong bùn đất. Tuy nhiên ở nơi hôi tanh như vậy nhưng sen vẫn kiên trì và bền bỉ sống, nảy mầm, vươn lên cao để toả ra mùi hương không vương một chút mùi tanh nhơ của bùn. Hương của sen vừa thơm rất nhẹ nhàng, dễ chịu, vừa phảng phất và thanh khiết.
Chính vì những lý do trên mà sen trở thành đề tài quan trọng đối với hội hoạ bởi nó ẩn chứa nhiều ý nghĩa cao đẹp. Ở sen hội tụ sự giàu có, no đủ, một cuộc sống phồn vinh và sinh sôi nảy nở. Hoa sen nở tượng trưng cho quá khứ, đài sen chính là hiện tại và hạt sen chính là tương lai. Điều này mang ý nghĩa của nhân quả và sự luân hồi.
Sen cũng là một biểu tượng của nhà Phật, của thế giới phật pháp vô biên. Treo tranh hoa sen có tác dụng tăng cường năng lượng. Nó đem lại nguồn dương khí từ đó giúp gia chủ rũ bỏ những phiền muộn, đem lại sự tĩnh tâm và an hưởng hạnh phúc.
Treo tranh hoa sen còn mang lại cảm giác tươi mới, mát mẻ cho không gian và làm tăng nguồn vượng khí cho căn nhà của bạn.
Hiện nay, thư pháp Việt Nam có sự thừa hưởng những cái tinh túy nhất khi kết hợp giữa nét đẹp truyền thống của dân tộc cũng như sự biến đổi theo xu thế hiện đại: Sử dụng bút lông, mực tàu để viết các ký tự chữ cái Latin – chữ quốc ngữ. Hay không chỉ là trên chất liệu giấy đơn thuần mà thư pháp được viết trên gỗ, gốm sứ, mành tre và đóng thành khung tranh treo tường.
👉 Tranh thư pháp mang ý nghĩa tinh thần tốt đẹp sẽ là món quà không thể thiếu cho người thân, bạn bè của bạn.
👉 Với những nét chữ chau chuốt uyển chuyển, tranh thư pháp sẽ thổi đến cho căn nhà bạn hơi thở của vẻ đẹp tinh hoa cổ điển
Ngoài ra, Thư pháp có nhiều ý nghĩa hơn chỉ là chữ viết:
👉Thư pháp nuôi dưỡng các khái nghiệm về thẩm mỹ: Chúng ta học cách đánh giá cái đẹp, tìm ra cái đẹp và sáng tạo ra cái đẹp.
👉Thư pháp nâng cao tinh thần: Tập trung chú ý vào năng lượng và chất lượng nghệ thuật của thư pháp, nhưng cũng nhấn mạnh vào “tinh thần cao quý”.
👉 Thư pháp nuôi dưỡng tâm thái đúng đắn: Khổng Tử nói: “Không nhìn điều sai, không nghe điều bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy”.