Mối gắn kết tự nhiên giữa người nam và người nữ là nền tảng căn bản của xã hội và mối quan hệ này tồn tại nhờ một chất kết dính đặc biệt, được gọi là tình yêu.
Tình yêu là từ vĩ đại nhất trong cuốn từ điển của nhân loại. Tình yêu luôn là gốc rễ của con người. Mối liên hệ gắn kết giữa một người nam và một người nữ, giữa người với người chính là nền tảng căn bản của xã hội, và mối liên hệ đó chỉ có thể tồn tại nhờ khả năng gắn kết của tình yêu.
Tình yêu là gì? Tình yêu có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
Nhiều năm qua, tôi nhận ra rằng từ “tình yêu” đang bị hiểu sai trầm trọng và thường bị nhầm lẫn với nhiều thứ khác. Theo tôi, đó chính là gốc rễ của sự lo âu, sân hận, xung đột và sự tha hóa trong các mối quan hệ.
Hãy thử nghĩ thế này: Ở mức cơ bản nhất, chúng ta nghĩ tình yêu đồng nghĩa với sự độc chiếm – “Tôi là của anh. Anh là của tôi. Chỉ của riêng mình tôi mà thôi”.
Chắc chắn bạn đã từng nghe những tuyên bố như vậy vì mọi người vẫn thường nói với bạn rằng tình yêu là thiết yếu, và là mối quan hệ độc quyền, là nhu cầu của người mình yêu. Vậy là chúng ta biến tình yêu thành một giao dịch, một sự trao đổi, cho và nhận.
Mặt khác, tình yêu cũng chính là nguyên nhân khiến người ta thường đau buồn sân giận. Khi bạn mất đi thứ bạn cho là tình yêu, những xúc tình phiền não sẽ trỗi dậy.
Đây là dấu hiệu đầu tiên giúp chúng ta nhận ra rằng tình yêu không thể là sự thỏa thuận độc quyền giữa bạn, người yêu, vợ hoặc chồng.
Tình yêu giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em trong gia đình, giữa nam và nữ là những hình thái khác nhau. Nhưng giới hạn chúng ta đặt ra cho những mối quan hệ đó đang bóp méo bản chất đích thực của tình yêu.
Tình yêu đích thực là tình yêu thương vô điều kiện
Nếu là tình yêu có điều kiện, thứ được cho là tình yêu sẽ chỉ mang lại khổ đau. Bạn hãy thử khám phá tất cả các cung bậc cảm xúc xung quanh hai chữ “tình yêu”: hạnh phúc, đau buồn hay tiếc nuối.
Nếu bạn trải nghiệm đau buồn, đừng chìm đắm trong cảm xúc đó mà hãy chấp nhận nó và vượt ra khỏi những lối mòn này.
Mọi thứ đều có thể xảy ra, vì vậy đừng vội áp đặt điều gì mà hãy rút ra bài học và tự chữa lành bản thân. Cùng với tình yêu thương, cảm xúc sợ hãi và bất an là những cảm xúc tự nhiên.
Sợ hãi là đồng minh của bản ngã, nó luôn cố gắng giữ mọi thứ nguyên trạng theo ý của bản ngã thay vì cởi mở đón nhận những điều mới mẻ, những tiềm năng bạn chưa từng biết.
Cảm giác bất an (dễ tổn thương) có thể là điều tích cực nếu nhìn dưới góc độ này, bởi đó là một cảm xúc thật sự của con người, chấp nhận sự thật rằng tương lai luôn bất trắc, không thể đoán trước.
Nếu có thể từng bước học cách chấp nhận cảm giác bất an đó, bạn sẽ không dựng lên những rào chắn cản trở mình đón nhận tình yêu thương đích thực.
Cách chúng ta định nghĩa và nhìn nhận tình yêu thể hiện một phần hình ảnh của bản thân bạn.
Rất nhiều người mô tả bản thân họ bằng ngôn từ của tình yêu: “Tôi sẽ chẳng bao giờ tìm thấy tình yêu”, “Tôi luôn bị cự tuyệt vào phút cuối”, “Tôi muốn được yêu thương”. Đây là những khuôn mẫu tư duy mà bản ngã tạo ra nhằm giữ chúng ta yên vị trong những quan niệm của mình.
Chúng ta có thể tìm thấy tình yêu nhưng lại bắt đầu lo lắng mình sẽ đánh mất, hay cho rằng tình yêu không hoàn hảo như mong muốn. Chúng ta cố gắng kiểm soát, thế nhưng tình yêu bị kiểm soát chẳng thể là tình yêu chân thật. Tình yêu là sự tự do, là khám phá và chấp nhận thử thách.
Nếu chúng ta biết trân trọng lẫn nhau, tình yêu thương sẽ tự khắc đơm hoa. Đối với tôi, đó chính là vẻ đẹp của tâm linh, là điều quan trọng nhất.
Ở cấp độ thuần khiết nhất, chính là tâm vô ngã vị tha đối với muôn loài
Giờ đây chúng ta vẫn đang tự cản trở mình trong việc trưởng dưỡng lòng từ ái và sự trân trọng tri ân. Thế giới này đang khuyến khích chúng ta tiêu thụ tất cả mọi thứ.
Chỉ vì chút năng lượng mà trong chớp mắt, chúng ta đốn hạ vô số cây cối mà phải mất nhiều thập kỷ, thậm chí là nhiều thế kỷ mới có được.
Chúng ta chăn nuôi gia súc để phục vụ nhu cầu ăn thịt ngày một gia tăng, mặc dù thực ra có thể chung sống hòa hợp với muôn loài, thỉnh thoảng dùng một chút sữa hay vài quả trứng.
Chúng ta quen lợi dụng và lạm dụng lẫn nhau để đạt được mục đích của mình. Chúng ta được dạy cách sống vị kỷ bởi nỗi sợ bị tụt hậu trong một xã hội mà ai cũng ra sức tích lũy của cải.
Khi tâm từ bi được trưởng dưỡng, bạn tự tin tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình và hiểu rằng sự trân trọng tri ân hay một hành động từ ái có giá trị hơn nhiều những ganh đua căng thẳng để đạt được thành công.
Thiền định và quán chiếu giúp chúng ta đối trị với thái độ sống này và nuôi dưỡng tâm vô ngã vị tha. Và tình yêu, ở cấp độ thuần khiết nhất, chính là tâm vô ngã vị tha đối với muôn loài.
Trích ấn phẩm: “Sống Trí Tuệ”
Tác giả: Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa
Drukpa Việt Nam biên soạn và phát hành 2/2019
(Nguồn: drukpavietnam.org)
Có thể bạn sẽ thích
Mặt dây chuyền
Vòng cổ ngọc đồng điếu
Vòng tay Handmade
Bộ vòng handmade mix and match: Chiếc vòng của riêng bạn
Khuyên tai
Bông tai hoa sen vàng đính đá Moissanite – Sống thanh cao và kiên cường
Khuyên tai
Bông tai hoa sen trắng – Thanh tịnh và sáng suốt
Khuyên tai
Khuyên tai vàng chữ Om đính đá Ruby
Nhẫn
Nhẫn lá bồ đề khắc chủng tự Om – Sự thức tỉnh của tâm và tình yêu thương chân thật
Đá thạch anh
BST Vòng charm bạc thạch anh tóc đỏ – May mắn, bình an và nhân duyên tốt lành
Nhẫn
Nhẫn vàng trắng đính đá khắc chủng tự Om