Thần chú Bát Nhã Tâm Kinh hay Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa là một trong những kinh được tụng nhiều nhất, để phát huy hết sự hữu tích của việc tụng niệm kinh, chúng ta cần phải hiểu ý nghĩa của lời kinh.

Dưới đây là tổng hợp của Hiên Nhà về các kiến thức về Bát Nhã Tâm Kinh. Mong rằng với bài tổng hợp này, bạn sẽ hiểu được ý nghĩa.

Bát nhã tâm kinh là gì?

Bát Nhã Tâm Kinh (tiếng Anh: Heart Sutra – tiếng Phạn: Prajnaparamita Hrdaya Sutra) hay còn được biết với tên gọi Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. Là một văn bản nổi tiếng nhất của Đạo Phật Đại Thừa, được coi là sự chưng cất tinh khiết của trí tuệ (prajna). Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh được coi như trí tuệ tinh khiết nhất của Phật giáo Đại Thừa.

Kinh Bát Nhã được các Phật tử Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nepal, Ấn Độ…tụng niệm. Khoảng những năm trở lại đây, kinh cũng được  nhiều người Châu Âu và Châu Mỹ lưu truyền.

Với người tu Phật, kinh Bát Nhã chính là ngọn đuốc để soi sáng con đường giác ngộ, tỉnh thức. Bát Nhã chính là trí tuệ, sự tinh tấn có thể nhìn thấu sự thật của mọi việc trên đời. Thần chú Bát Nhã Tâm Kinh không chỉ là bài kinh về tâm thông thường mà đây chính là tâm sắc bén của mỗi người, là cái trí để thông tuệ cội nguồn của mọi sự vật, hiện tượng trên thế gian này. 

Đức Phật muốn chúng ta hiểu được con đường tu hành đi đến giải thoát và đạt giác ngộ là một con đường đầy gian nan, không hề dễ dàng, phải vượt qua nhiều chướng ngại vật, mà muốn vượt qua những khó khăn ấy thì Phật tử cần tụng niệm tâm kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa : qua đi, qua đi, qua, tích cực qua bờ bên kia đi, qua bờ bên kia sự giác ngộ sẽ được viên thành ( Yết -đế.  Yết-đế. Ba la yết-đế.  Ba la tăng yết-đế. Bồ-đề tát-bà-ha).

Thần chú Bát Nhã Tâm Kinh
Thần chú Bát Nhã Tâm Kinh

 

Nguồn gốc

Vào thế kỷ thứ 7 ngài Trần Huyền Trang là một cao tăng đời nhà Đường, Trung Hoa, đã du học phật pháp tại Ấn Độ 17 năm. Về sau, khi trở về Trung Hoa, ngài mang theo bộ kinh Phật và để ra 18 năm để dịch ra tiếng Hoa cho tới khi qua đời.

Bài Bát Nhã Tâm Kinh là bài kinh thuộc hệ Phát Triển, viết bằng tiếng Sanskrit là bài kinh quan trọng chủ yếu nên người ta gọi là trái tim (Tâm kinh), được dịch sang Hoa văn rồi lan truyền khắp các nước Đông Nam Á, tính đến nay đã trải qua gần 19 thế kỷ.

Tìm hiểu tác giả bài kinh này thì không ai biết.

Xem lại nguồn gốc lịch sử chúng ta thấy rằng hệ thống kinh Bát Nhã rất đồ sộ, hơn 600 quyển gồm nhiều bài thi kệ nhưng không đề tên tác giả. Người ta chỉ biết rằng hệ thống kinh Bát Nhã Ba-La-Mật phát xuất từ miền Nam Ấn trước Công Nguyên.

Trong lịch sử Phật giáo có một sự kiện có thể cho chúng ta một chút suy đoán về nguồn gốc của hệ Bát Nhã Ba-La-Mật.

Khoảng 236 năm, sau khi Đức Phật nhập diệt, nước Ấn Độ dưới sự cai trị của vua A-Dục, là vị vua rất sùng mộ đạo Phật, đã hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển Phật giáo cũng như nhiều tôn giáo khác.

Vào thời đó có một vị cao tăng là ngài Đại Thiên trụ trì tại một ngôi chùa lớn ở kinh đô rất giỏi Phật pháp. Một lần trong buổi thuyết pháp có đông đảo người tham dự, ngài Đại Thiên đã tuyên bố: “Những ai thuyết pháp giỏi đúng với chân ý Đức Phật thì người đó có quyền viết kinh!”.  Lời công bố này được một số người trẻ tán thành, nhưng cũng có nhiều người phản đối. Rốt cuộc vấn đề này không được giải quyết ổn thoả, ngay cả vua A-Dục và Hoàng Hậu là những người quyền lực nhất nước, dù hết sức ủng hộ ngài Đại Thiên cũng bó tay, không thể giải quyết được vấn đề trọng đại này. Sau đó, ngài Đại Thiên cùng đệ tử xuống miền Nam Ấn giáo hoá. Đó là lý do tại sao hệ thống kinh Bát Nhã Ba-La-Mật xuất phát từ miền Nam Ấn. Hệ thống kinh này trải qua nhiều thời đại, kéo dài mấy trăm năm, các vị Tổ đã lần lượt sáng tác các bộ kinh được xếp vào hệ thống kinh Bát Nhã nhưng không có bộ kinh nào đề tên tác giả.

Nhìn chung hệ thống kinh Bát Nhã đề cao tư tưởng KHÔNG (Trống rỗng)) và CHÂN NHƯ (là tính tuyệt đối cuối cùng của vạn sự. … Tri kiến được Chân như tức là Giác ngộ, vượt khỏi thế giới nhị nguyên, chứng được cái nhất thể của khách thể và chủ thể) Các vị  Tổ lấy TÍNH KHÔNG và CHÂN NHƯ làm nền tảng để tu tập, tiến đến thể nhập KHÔNG và thể nhập CHÂN NHƯ. Ngoài ra trong hệ thống kinh Bát Nhã cũng đề cao một chủ đề nữa là HUYỄN (Giả mà như thật). Tựu trung ba chủ đề CHÂN NHƯ, KHÔNG và HUYỄN xem như là 3 góc độ của Trí Tuệ Bát Nhã nhìn về hiện tượng thế gian trong đó có con người.

 Thầy Thiền Chủ đã xem 3 quan điểm Chân Như, Không và Huyễn như là thế chân vạc vững chắc để làm nền tảng cho Trí Tuệ Bát Nhã. Như vậy muốn khai mở Trí Tuệ tâm linh siêu vượt của mọi người, chúng ta cần thông suốt 3 chân lý đó. Thể nhập và sống phù hợp với 3 quan điểm Chân Như, Không và Huyễn thì chúng ta sẽ hết khổ.

Trong hệ thống kinh Bát Nhã, tác phẩm cuối cùng được dịch ra là “Bát Nhã Tâm Kinh” hay là “Bát Nhã Ba-La-Mật Đa Tâm Kinh”. Đó là dịch theo âm Hán Việt. Bài này gồm 262 chữ, là bài kinh ngắn nhất trong hệ thống kinh Bát Nhã Ba-La-Mật.

Nội dung từng câu trong thần chú Bát nhã tâm kinh

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.

 

Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành thức. Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc, thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới. 

 

Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố. Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.

 

Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.

 

Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.

 

Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:

 

Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.

 

bat nha tam kinh quan trong vi the phai hieu y nghia cua no

Một số bản tụng (kèm video) thần chú Bát Nhã Tâm Kinh 

Bản tụng tiếng Việt

Thầy Thích Trí Thoát tụng Bát Nhã Tâm Kinh tiếng Việt

Bồ tát Quán tự tại khi hành Bát nhã ba la mật đa sâu xa soi thấy năm uẩn đều không, vượt qua mọi khổ ách.

Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Tướng không các pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Cho nên, trong không, không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến không ý thức giới; không vô minh cũng không vô minh hết; cho đến không già chết, cũng không già chết hết; không khổ, tập, diệt, đạo; không trí cũng không đắc.

Bởi không sở đắc, Bồ tát nương Bát nhã ba la mật đa, nên tâm không mắc ngại; vì không mắc ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo niết bàn. Chư Phật ba đời nương Bát nhã ba la mật đa nên chứng a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.

Nên biết Bát nhã ba la mật đa là chú thần lớn, là chú minh lớn, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, trừ hết mọi khổ ách, chắc thật vì không dối.

Nên nói chú Bát nhã ba la mật đa, nên nói chú rằng: Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề, Tát bà ha.

 

Bản tụng tiếng Phạn

Bát Nhã Tâm Kinh, dựa theo các âm trong bản tụng Hán Việt, viết lại bằng tiếng Phạn âm chữ la tinh và mẫu chữ devanāgarī (Trích trong tinh hoa Phật học TS Huệ Dân).
Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.

Āryāvalokiteśvaraḥ bodhisattvaḥ gambhīrāyāṃ prajñāpāramitāyāṃ caryāṃ caramāṇaḥ vyavalokayati sma: panca skandhās tāṃś ca svabhāva śūnyān paśyati sma, sarva duḥkha praśmanaḥ ||

आर्यावलोकितेश्वरः बोधिसत्त्वः गम्भीरायां प्रज्ञापारमितायां चर्यां चरमाणः व्यवलोकयति स्म : पन्च स्कन्धास् तांश् च स्वभाव शून्यान् पश्यति स्म, सर्व दुःख प्रश्मनः ||

Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.

Śariputra rūpān na pṛthak śūnyatā śūnyatāyā na pṛthag rūpaṃ, rūpaṃ śūnyatā śūnyataiva rūpaṃ,evam eva vedanā saṃjñā saṃskāra vijñānam ||

शरिपुत्र रूपान् न पृथक् शून्यता शून्यताया न पृथग् रूपं, रूपं शून्यता शून्यतैव रूपं, एवम् एव वेदना संज्ञा संस्कार विज्ञानम् ||

Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.

Śariputra sarvā dharmāḥ śūnyatā lakṣaṇā, anutpannā, aniruddhā, amalā, avimalā anūnā, aparipūrṇāḥ.

शरिपुत्र सर्वा धर्माः शून्यता लक्षणा, अनुत्पन्ना, अनिरुद्धा, अमला, अविमला, अनूना, अपरिपूर्णाः||

Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức.

Śūnyatāyāṃ na rūpaṃ, na vedanāsaṃjñāsaṃskārāvijñānaṃ.

शून्यतायां न रूपं, न वेदनासंज्ञासंस्काराविज्ञानं ||

Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.

Na caksuḥ śrotra ghrāṇa jihvā kāya manāṃsi, na rūpa śabda gandha rasa spraṣṭavya dharmāḥ, na cakṣurdhātur yāvan na manovijñānadhatūḥ.

न चक्सुः श्रोत्र घ्राण जिह्वा काय मनांसि, न रूप शब्द गन्ध रस स्प्रष्टव्य धर्माः, न चक्षुर्धातुर् यावन् न मनोविज्ञानधतूः ||

Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.
Nāvidyā nāvidyākṣayo yāvan na jarāmaraṇaṃ na jarāmaraṇakṣayo.

नाविद्या, नाविद्याक्षयो , यावन् न जरामरणं न जरामरणक्षयो ||

Vô khổ, tập, diệt, đạo.

Na duḥkha, samudaya, nirodha, mārgā.

न दुःख, समुदय, निरोध, मार्गा ||

Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.

Na jñānaṃ na prāptir, na aprāptiḥ.

न ज्ञानं न प्राप्तिर् , न अप्राप्तिः ||

Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.

Bodhisattvasya prajñāpāramitām āśritya viharaty, acittāvaraṇaḥ, cittāvaraṇanāstitvād, atrasto, viparyāsātikrānto, niṣṭhā nirvāṇaḥ.

बोधिसत्त्वस्य प्रज्ञापारमिताम् आश्रित्य विहरत्य्, अचित्तावरणः,
चित्तावरणनास्तित्वाद्, अत्रस्तो, विपर्यासातिक्रान्तो, निष्ठा निर्वाणः ||

Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.

Tryadhvavyavasthitāḥ sarvā buddhāḥ, prajñāpāramitām, āśritya, anuttarāṃ samyaksambodhim.

त्र्यध्वव्यवस्थिताः सर्वा बुद्धाः, प्रज्ञापारमिताम्, आश्रित्य, अनुत्तरां सम्यक्सम्बोधिम् ||

Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.

Tasmāj jñātavyam prajñāpāramitā, mahā mantraḥ, mahā vidyā mantraḥ, anuttara mantraḥ, asamasama mantraḥ, sarva duḥkha praśmanaḥ, satyam amithyatvāt.

तस्माज् ज्ञातव्यम् प्रज्ञापारमिता, महा मन्त्रः, महा विद्या मन्त्रः, अनुत्तर मन्त्रः, असमसम मन्त्रः, सर्व दुःख प्रश्मनः, सत्यम् अमिथ्यत्वात् ||

Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:

Prajñāpāramitāyām ukto mantraḥ, Tadyathā:

प्रज्ञापारमितायाम् उक्तो मन्त्रः, तद्यथा :

Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.

Gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā.

गते गते पारगते पारसंगते बोधि स्वाहा ||

Bản tụng tiếng Hán

Thầy Thích Trí Thoát tụng Bát Nhã Tâm Kinh tiếng Hán

Quán tự tại bồ tát hành thâm Bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.

Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh diệc vô vô minh tận; nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.

Dĩ vô sở đắc cố, bồ đề tát đỏa y Bát nhã ba la mật đa cố tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố vô hữu khủng bố; viễn ly điên đảo mộng tưởng; cứu cánh niết bàn, tam thế chư Phật y Bát nhã ba la mật đa cố đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.

Cố tri Bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.

Cố thuyết Bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề. Tát bà ha.

 

Lời kết

Bát Nhã Tâm Kinh đã quá quen thuộc với các Phật tử, những người yêu mến đạo Phật. Mong rằng với sự tổng hợp kiến thức về Thần chú Bát Nhã Tâm Kinh, sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc.

XEM THÊM:

Trang sức biểu tượng Bát Nhã Tâm Kinh và các biểu tượng Bình An khác