TRANH Phật TREO TƯỜNG – MANG BÌNH AN VÀ NĂNG LƯỢNG CHO NGÔI NHÀ CỦA BẠN
“Ngắm nhìn một vị Phật thì công đức sánh ngang với việc cúng dường 10.000 vị tăng trong một buổi sáng.”
Với mỗi Phật tử, việc có trong nhà một bức tranh về Phật là điều thật thiêng liêng. Ngoài để thờ lễ, tưởng nhớ thì tranh về Phật còn được dùng để trang trí cho không gian nhà cửa thêm phần nhã nhặn, tinh tế, bình yên, ấm áp.
Tranh Phật cần được treo một cách cẩn thận ở những nơi trang trọng như phòng khách, phòng thờ và tránh treo tại phòng ngủ hay những nơi riêng tư khác. Treo tranh Phật trong nhà trước hết là lời giới thiệu bản thân là một người hướng Phật.
Sau là thể hiện mong ước được Ngài che chở, bảo vệ cho bản thân và người thân. Bức tranh Phật treo trong nhà sẽ đem lại bình an, sức khỏe đến cho gia đình. Trong cuộc sống, sẽ có những khi chúng ta phải đối mặt với những khó khăn, mệt mỏi, bức bối…. việc thường xuyên ngắm nhìn hình ảnh Đức Phật từ bi sẽ giúp tâm can ta yên ổn, tính cách nhu hòa nền nã, hướng thiện hơn.
Một bức tranh Phật vì thế còn có tác dụng nhắc nhở con người sống đạo đức, từ bi hỉ xả, vì mọi người…
Hiện nay, thư pháp Việt Nam có sự thừa hưởng những cái tinh túy nhất khi kết hợp giữa nét đẹp truyền thống của dân tộc cũng như sự biến đổi theo xu thế hiện đại: Sử dụng bút lông, mực tàu để viết các ký tự chữ cái Latin – chữ quốc ngữ. Hay không chỉ là trên chất liệu giấy đơn thuần mà thư pháp được viết trên gỗ, gốm sứ, mành tre và đóng thành khung tranh treo tường.
👉 Tranh thư pháp mang ý nghĩa tinh thần tốt đẹp sẽ là món quà không thể thiếu cho người thân, bạn bè của bạn.
👉 Với những nét chữ chau chuốt uyển chuyển, tranh thư pháp sẽ thổi đến cho căn nhà bạn hơi thở của vẻ đẹp tinh hoa cổ điển
Ngoài ra, Thư pháp có nhiều ý nghĩa hơn chỉ là chữ viết:
👉Thư pháp nuôi dưỡng các khái nghiệm về thẩm mỹ: Chúng ta học cách đánh giá cái đẹp, tìm ra cái đẹp và sáng tạo ra cái đẹp.
👉Thư pháp nâng cao tinh thần: Tập trung chú ý vào năng lượng và chất lượng nghệ thuật của thư pháp, nhưng cũng nhấn mạnh vào “tinh thần cao quý”.
👉 Thư pháp nuôi dưỡng tâm thái đúng đắn: Khổng Tử nói: “Không nhìn điều sai, không nghe điều bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy”.