TRANH Phật TREO TƯỜNG – MANG BÌNH AN VÀ NĂNG LƯỢNG CHO NGÔI NHÀ CỦA BẠN
Ý NGHĨA ĐẶC BIỆT
7 bước hoa sen
Lịch sử kể rằng, bà Ma Da, vợ vua Tịnh Phạn nước Ca Tỳ La Vệ khi có thai theo phong tục phải trở về quê hương sinh nở. Trên đường về, trong lúc dừng chân tại vườn Lâm Tỳ Ni, hoàng hậu đã sinh hạ Thái tử Tất Đạt Đa. Khi chư thiên đến đón và tắm rửa xong xuôi cho Thái tử, ngài đã bước bảy bước và dưới mỗi bước chân nở một bông hoa sen. Khi đó, Thái tử đưa tay lên trời nói rằng: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”.
Câu nói trên dịch ra là: Trên trời dưới trời, chỉ có ta là tôn quý. Cuộc đời Đức Phật cho thấy Ngài là bậc tôn quý nhất trong loài người và cõi trời, bởi Ngài đã thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi và cứu độ chúng sinh thoát khỏi vòng sinh tử như Ngài. Tuy nhiên, xét về mặt ý nghĩa của câu nói, từ “Ta” trong câu “chỉ có ta là tôn quý” là Phật tính, là Chân tâm, không sinh không diệt. Cái “Ta” đó sẽ không bao giờ bị hủy hoại.
Như vậy, Đức Phật khi ấy là Thái tử Tất Đạt Đa không nói về bản thân Ngài, mà nói đến cái tâm chân thật của chúng sinh. Chân tâm mới là cái tôn quý, mà ai ai cũng có, cũng cần có, bất luận giàu nghèo sang hèn, bất luận màu da, ngôn ngữ, tôn giáo,…
Bảy đoá sen nở
Theo Kinh Hoa Nghiêm, toàn thể vũ trụ (gồm trên, dưới, trong, ngoài, phải, trái và trung tâm), mọi vật từ nhỏ đến lớn không nằm ngoài con số bảy. Bảy bước, Kinh Lăng Nghiêm viết vũ trụ được hình thành từ con số bảy, tức đất, nước, gió, lửa, hư không, cái nhìn thấy và sự nhận biết. Cũng có ý kiến cho rằng Đức Phật bước bảy bước là bởi Ngài là vị Phật thứ bảy, sau sáu vị Phật đi trước, mà vị đầu tiên là Phật Tỳ Bà Thi.
Còn bảy đóa sen nở tượng trưng cho 7 quả vị Thánh, gồm Tư-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Duyên-giác, Bồ-tát và Phật.
Con số bảy trong Phật giáo còn hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, không phải Phật chỉ bước bảy bước với bảy bông sen nở dưới chân, bước chân vô lượng của Ngài bước đi khắp chốn. Không có nơi nào mà không có bước chân Phật, mà không có hoa sen nở.
– Hòa Thượng Thích Phước Thái –
(Nguồn: CafeBiz)
Hiện nay, thư pháp Việt Nam có sự thừa hưởng những cái tinh túy nhất khi kết hợp giữa nét đẹp truyền thống của dân tộc cũng như sự biến đổi theo xu thế hiện đại: Sử dụng bút lông, mực tàu để viết các ký tự chữ cái Latin – chữ quốc ngữ. Hay không chỉ là trên chất liệu giấy đơn thuần mà thư pháp được viết trên gỗ, gốm sứ, mành tre và đóng thành khung tranh treo tường.
👉 Tranh thư pháp mang ý nghĩa tinh thần tốt đẹp sẽ là món quà không thể thiếu cho người thân, bạn bè của bạn.
👉 Với những nét chữ chau chuốt uyển chuyển, tranh thư pháp sẽ thổi đến cho căn nhà bạn hơi thở của vẻ đẹp tinh hoa cổ điển
Ngoài ra, Thư pháp có nhiều ý nghĩa hơn chỉ là chữ viết:
👉Thư pháp nuôi dưỡng các khái nghiệm về thẩm mỹ: Chúng ta học cách đánh giá cái đẹp, tìm ra cái đẹp và sáng tạo ra cái đẹp.
👉Thư pháp nâng cao tinh thần: Tập trung chú ý vào năng lượng và chất lượng nghệ thuật của thư pháp, nhưng cũng nhấn mạnh vào “tinh thần cao quý”.
👉 Thư pháp nuôi dưỡng tâm thái đúng đắn: Khổng Tử nói: “Không nhìn điều sai, không nghe điều bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy”.