Vị Bồ Tát Phổ Hiền là một trong bốn vị đại Bồ Tát. Ngài và Bồ Tát Văn Thù hầu hai bên Ðức Phật Thích Ca. Bồ Tát Văn Thù ở bên trái, Bồ Tát Phổ Hiền ở bên phải.

Bồ Tát Văn Thù đại biểu trí huệ chứng ba đức, cho nên nặng về tất cả Bát Nhã. Bồ Tát Phổ Hiền đại biểu lý định hạnh ba đức, cho nên nặng về tất cả Tam muội.

10 dai nguyen cua bo tat Pho Hien

Ðại Bồ Tát Phổ Hiền lớn nhất về hạnh lực và nguyện lực, Ngài phát mười đại nguyện vương, bao quát tất cả hạnh nguyện ở trong đó, cho nên là vua trong các lời nguyện. Hiên nhà xin giới thiệu tới bạn 10 đại nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát.

Mười hạnh nguyện là :

1. Lễ kính chư Phật. 
2. Xưng tán Như Lai. 
3. Quảng tu cúng dường. 
4. Sám hối nghiệp chướng. 
5. Tùy hỷ công đức. 
6. Thỉnh chuyển pháp luân. 
7. Thỉnh Phật trụ thế. 
8. Thường tùy Phật học. 
9. Hằng thuận chúng sinh. 
10. Phổ giai hồi hướng.

Cảnh giới của Ngài tu không thể nghĩ bàn, cảnh giới của Ngài vào, cũng không thể nghĩ bàn. Vì tu cảnh giới không thể nghĩ bàn, nên vào cảnh giới không thể nghĩ bàn.

Ngài tự vào cảnh giới không thể nghĩ bàn, đồng thời cũng muốn tất cả chúng sinh vào cảnh giới không thể nghĩ bàn. Vào như thế nào ? Tức là khuyên chúng sinh rộng tu mười đại hạnh nguyện, thì sẽ đạt đến môn giải thoát không thể nghĩ bàn.

Ðại Bồ Tát Phổ Hiền, Ngài đã vào môn giải thoát, biển phương tiện không thể nghĩ bàn. Không thể nghĩ bàn là gì ? Tức là không thể dùng tâm ý để suy lường, không thể dùng lời lẽ để nói rõ được.

tuyen tap hinh pho hien bo tat dep nhat

Biển phương tiện là gì ? Cảnh giới của Phật và cảnh giới của Bồ Tát Phổ Hiền vào, chẳng phải nói ở trong cõi Thường Tịch Quang, hoặc khởi một niệm, hoặc khởi một vọng tưởng, muốn đến thế giới này giáo hóa chúng sinh, Ngài chẳng cần như thế.

Ở trong lý chân đế chẳng cần động, thì sẽ thành tựu việc tục đế, đây là cảnh giới lý sự vô ngại không thể nghĩ bàn, tức cũng là lý chẳng ngại sự, sự chẳng ngại lý, tức trong lý cũng có sự, trong sự cũng có lý. Cho nên đây là biển phương tiện lý sự vô ngại.

Còn có một thứ phương tiện là, trong nhân địa thành tựu quả giác viên mãn. Cho nên, tức nhân tức quả, tức quả tức nhân, nhân quả giao triệt, đây là biển phương tiện sự sự vô ngại (sự và sự vốn phải có chướng ngại, song chẳng chướng ngại, đây là cảnh giới không thể nghĩ bàn).

unnamed 25

Trong Kinh Lăng Nghiêm có nói : ‘’Không động đạo tràng, khắp mười phương cõi. Thân dung mười phương, vô tận hư không (đây là cảnh giới lý sự vô ngại).

Nơi đầu sợi lông, hiện cõi bảo vương. Ngồi trong hạt bụi, chuyển bánh xe pháp (đây là cảnh giới sư sự vô ngại).’’ Ở trên là là cảnh giới lý sự vô ngại không thể nghĩ bàn, ở sau là cảnh giới sự sự vô ngại không thể nghĩ bàn, cho nên gọi là biển phương tiện.

Vào được môn giải thoát, biển phương tiện không thể nghĩ bàn, thì theo đó vào biển công đức của Phật. Khi Phật tu công đức, thì công đức dù nhỏ như hạt bụi, cũng chẳng bỏ qua, vì ngày tháng tích lũy công đức sẽ như biển cả, cho nên nói biển công đức của Như Lai.

Nguồn: An Lac Chi Tam

Xem thêm mẫu tranh Phật tại đây